Văn bản chỉ đạo điều hành
- Thông báo
- Thông tin tuyên truyền
- Thông tin tuyển dụng
- Thống kê, báo cáo
- Hướng dẫn thực hiện pháp luật
- Dự thảo văn bản
- Công khai ngân sách
- Công khai theo quy định luật tiếp cận thông tin
- Giải quyết đơn thư
- Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học
- Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
Văn hóa - Thể thao
Ngày 19/6 (tức ngày 14/5 năm Giáp Thìn), quận Bắc Từ Liêm khai mạc Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 nhằm tri ân công đức của Đức Thánh Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng - nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc và là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
Các đại biểu tham dự lễ hội truyền thống đình Chèm.Nằm bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, đình Chèm (còn gọi là đền Chèm, đền Lý Hiệu Úy, Thụy Hương từ) đã trải qua thăng trầm hơn ngàn năm lịch sử.
Đình Chèm thờ chính Đức Hy Khang thiên vương Lý Ông Trọng, cùng Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung. Lý Ông Trọng sinh ra ở làng Chèm, làm quan thời Hùng Vương và thời An Dương Vương; không chỉ có công đánh giặc giữ nước cả hai triều đại mà còn giúp vua Tần dẹp giặc Hung Nô.
Trên tấm bia chữ Nôm tại Đình Chèm (được Tiến sĩ Nghiêm Xuân Quảng soạn vào năm Khải Định thứ 2) đã khắc ghi công đức của Đức Thánh Chèm cùng núi sông muôn thuở.
Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên phát biểu khai mạc lễ hội.Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên cho biết, từ ngàn năm nay, đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân 3 làng gồm: Làng Chèm (phường Thụy Phương), làng Hoàng và làng Mạc (nay là tổ dân phố Hoàng Xá và Hoàng Liên, phường Liên Mạc).
Lễ hội truyền thống đình Chèm, còn gọi là Pháp hội nhằm tri ân và tưởng niệm những chiến binh đã hy sinh vì đất nước, được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Năm hằng năm.
Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà đánh trống khai mạc lễ hội. Ảnh: Trần ThảoLễ hội là sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Chính vì vậy, lễ hội đình Chèm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân 3 làng Chèm, Hoàng, Mạc nói riêng và nhân dân quận Bắc Từ Liêm nói chung; là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng; lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn...
Nghi lễ rước kiệu tại lễ hội truyền thống đình Chèm.Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 được tổ chức với quy mô cấp quận, diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 19/6 đến ngày 21/6). Với các hoạt động tiêu biểu diễn ra như: rước nước trên sông Hồng, rước văn, lễ mộc dục, lễ phóng điểu (thả chim câu); các hội thi nấu chè kho, hội thi bơi, cờ người, tổ tôm điếm; giao lưu văn nghệ…
Đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về dự ngày khai hội.Để lễ hội diễn ra an toàn, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đề nghị lãnh đạo các phường Thụy Phương, Liên Mạc và Ban tổ chức lễ hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về lễ hội.
Lễ hội truyền thống đình Chèm được tổ chức cũng nhằm cụ thể hóa Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"; Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025; định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045"./.
Theo tạp chí Người Hà Nội