PHÁP LUẬT
Ngày 15/11/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTP Hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2021/TT-BTP). Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thông tư số 09/2021/TT-BTP gồm có 08 Điều quy định về Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Nội dung, điểm số, cách tính điểm các tiêu chí, chỉ tiêu; tài liệu đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu; Quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Biểu mẫu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức; Quy định chuyển tiếp và quy định về hiệu lực thi hành. Theo đó Thông tư số 09/2021/TT-BTP hướng dẫn chi tiết các quy định tại khoản 6 Điều 3 và khoản 5 Điều 5 của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, gồm những nội dung như: điểm số và cách tính điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; quy trình, biểu mẫu, tài liệu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thông tư số 09/2021/TT-BTP ban hành có nhiều điểm mới tích cực nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cụ thể:
STT | Nội dung | Thông tư số 07/2017/TT-BTP | Thông tư số 09/2021/TT-BTP |
1. | Biểu mẫu phục vụ công tác đánh giá | Tại Điều 4 quy định: - Biểu mẫu phục vụ công tác đánh giá, đề nghị công nhận do UBND cấp xã thực hiện, gồm 04 Biểu mẫu. - Biểu mẫu phục vụ công tác đánh giá do UBND cấp huyện thực hiện, gồm 04 biểu mẫu. | Tại Điều 3 quy định biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã gồm 09 biểu mẫu. |
2. | Tên gọi Hội đồng | Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật | Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật |
3. | Cơ cấu thành phần Hội đồng | - Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc PCT UBND cấp huyện; - Phó chủ tịch Hội đồng: Trưởng phòng Tư pháp; mời đại diện lãnh đạo UBMTTQ cấp huyện làm Phó chủ tịch Hội đồng; - Uỷ viên hội đồng: Đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có liên quan đến các tiêu chí, chỉ tiêu; đại diện lãnh đạo Công an cấp huyện; mời đại diện lãnh đạo Ban Dân vận, Ban tuyên giáo cấp huyện tham gia Hội đồng; - Thư ký Hội đồng: Công chức phòng Tư pháp. | - Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc PCT UBND cấp huyện; - Phó chủ tịch Hội đồng: Trưởng phòng Tư pháp. - Uỷ viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, Công an cấp huyện, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (nếu có);
- Thư ký Hội đồng: Công chức phòng Tư pháp. |
4. | Số lượng, chế độ làm việc thành viên | Do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định nhưngkhông quá 15 người, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. | Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, nhưng tối đa không quá 15 người. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm |
5. | Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng | Tại khoản 1 Điều 5 quy định: - Thẩm định, đánh giá hồ sơ, kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; - Tư vấn các sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả, xử lý hạn chế, tồn tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; - Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. | Tại khoản 3 Điều 4 quy định: -Xem xét, đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; - Trao đổi, đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và việc thực hiện các sáng kiến, giải pháp đó trong phạm vi địa phương; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao |
6. | Nhiệm vụ của Thành viên Hội đồng | Tại khoản 4 Điều 5 quy định: - Thẩm định, tham gia ý kiến về hồ sơ, kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Tư vấn các sáng kiến, giải pháp và việc tổ chức thực hiện các sáng kiến, giải pháp đối với các tiêu chí, chỉ tiêu;
- Tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng. Trường hợp không thể tham dự cuộc họp mà có lý do chính đáng thì phải gửi ý kiến bằng văn bản về các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, điều phối hoạt động chung và triệu tập, chủ trì cuộc họp Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ chủ trì cuộc họp và thực hiện các công việc do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi vắng mặt. | Tại khoản 4 Điều 4 quy định: - Tư vấn, tham gia ý kiến về kết quả đánh giá và đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lĩnh vực được giao quản lý. Ý kiến của thành viên Hội đồng là ý kiến của cơ quan, tổ chức nơi công tác; - Đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và tư vấn, tổ chức thực hiện sáng kiến, giải pháp đó; - Tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng. Trong trường hợp không thể tham dự cuộc họp mà có lý do chính đáng thì phải gửi ý kiến bằng văn bản về các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này để Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng; - Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, điều phối hoạt động chung và triệu tập, chủ trì cuộc họp Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ chủ trì cuộc họp và thực hiện các công việc do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi vắng mặt. |
7. | Trách nhiệm của Phòng Tư pháp Quận | Quy định cụ thể hơn tại khoản 6 Điều 5 | Quy định lồng ghép, không cụ thể |
8. | Tiêu chí đánh giá | Gồm 05 Tiêu chí với 20chỉ tiêu, cụ thể như sau: - Tiêu chí 1: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn với 02 chỉ tiêu; - Tiêu chí 2: Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật với 06 chỉ tiêu; - Tiêu chí 3: Hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý với 03 chỉ tiêu; - Tiêu chí 4: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với 05 chỉ tiêu; - Tiêu chí 5: Tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, TTHC, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội với 04 chỉ tiêu. | Gồm 05 Tiêu chí với 25 chỉ tiêu, cụ thể như sau: - Tiêu chí 1: Bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật với 03 Chỉ tiêu;
- Tiêu chí 2: Thực hiện TTHC thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã với 05 chỉ tiêu; - Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật với 09 chỉ tiêu; - Tiêu chí 4: Hoà giải ở cơ sở với 03 chỉ tiêu;
- Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở cơ sở với 05 chỉ tiêu. |
9. | Tài liệu kiểm chứng đánh giá đối với từng chỉ tiêu | Được quy định cụ thể, rõ ràng | Chưa cụ thể. |
Với việc quy định cụ thể, rõ ràng từ biểu mẫu phục vụ công tác đánh giá, thành phần trong Hội đồng, trách nhiệm, nhiệm vụ của Hội đồng, từng thành viên Hội đồng, các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và tài liệu kiểm chứng kèm theo... đã phần nào thể hiện rõ tính chuyên nghiệp, cụ thể đối trong công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của mỗi đơn vị thực hiện đánh giá và trách nhiệm, vai trò của Hội đồng chuẩn tiếp cận pháp luật./.
Thanh Vân