Văn bản chỉ đạo điều hành
- Thông báo
- Thông tin tuyên truyền
- Thông tin tuyển dụng
- Thống kê, báo cáo
- Hướng dẫn thực hiện pháp luật
- Dự thảo văn bản
- Công khai ngân sách
- Công khai theo quy định luật tiếp cận thông tin
- Giải quyết đơn thư
- Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học
- Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
chăm sóc sức khỏe toàn dân
Thời tiết nắng nóng, cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chưa cao là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ bùng phát và lan rộng các loại dịch bệnh, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân.

Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, góp phần quan trọng vào việc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 05 tháng 5 năm 2023 đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người dân, do vậy các cấp, các ngành và mọi người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, thời tiết mùa hè với khí hậu nóng ẩm kéo dài tạo điều kiện cho nhiều loại vi rút, vi khuẩn, côn trùng phát triển, cùng với việc giao lưu đi lại của người dân tăng cao sẽ là những điều kiện thuận lợi cho nguy cơ dịch bệnh gia tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn Quận ghi nhận 806 ca mắc Covid-19; 17 ca mắc tay chân miệng; 26 ca mắc sốt xuất huyết (với 4 ổ dịch tại phường Minh Khai); 42 ca mắc thủy đậu,… Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện, điều trị và xử lý kịp thời.
Để phòng bệnh tay chân miệng, các chuyên gia khuyến cáo, vệ sinh thường xuyên cho trẻ là điều quan trọng để giảm khả năng lây nhiễm. Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh cho con ăn uống bình thường, đủ dinh dưỡng, chú ý vệ sinh cơ thể, ăn chín uống sôi. Đặc biệt, phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu trẻ sốt cao liên tục, lờ đờ, giật mình, run tay chân... Khi đó, cần cho trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Với sốt xuất huyết, người dân thường mắc một số sai lầm như cạo gió, kiêng tắm, hạ sốt. Đặc biệt, thói quen cạo gió để hút bớt máu độc ra ngoài là hành động nguy hiểm vì có thể gây tình trạng chảy máu khó cầm, nhiễm trùng. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh vẫn có thể tắm gội với nước ấm trong phòng kín gió. Cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, ăn uống đa dạng, chú ý đồ dễ tiêu, uống nhiều nước, bao gồm cả nước trái cây, dung dịch điện giải Oresol. Khi thấy dấu hiệu như sốt cao không hạ, chân tay lạnh, vật vã, mệt mỏi li bì, đau bụng, nôn... thì cần lập tức đến cơ sở y tế…
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID 19 nói riêng và dịch bệnh mùa hè nói chung, Quận ủy Bắc Từ Liêm yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn: (1) Thực hiện tốt nội dung Công văn số 2121-CV/QU ngày 10/01/2023 của Quận ủy Bắc Từ Liêm về phòng chống dịch bệnh năm 2023; Thông báo số 359/TB-UBND ngày 17/4/2023 của UBND Quận,… và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo khác liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh. (2). Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh theo các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và Quận về phòng, chống COVID-19 và dịch bệnh mùa hè; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh. (3). Tập trung theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh, có phương án chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tinh huống diễn biến của dịch bệnh trên địa bản; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch bệnh mùa hè và dịch bệnh COVID 19; chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý ổ dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; tiếp tục thúc đẩy triển khai tiêm vắc xin phòng COVID- 19, thường xuyên rà soát để đảm bảo các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch... được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác tác phòng, chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trong trường hợp phát sinh các tỉnh huống mới của dịch bệnh. (4). Chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 cho các cơ sở kinh doanh du lịch; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục cho học sinh, sinh viên nghỉ hè bảo đảm công tác phòng, chống dịch... (5). Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè và dịch bệnh COVID-19, sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh để người dân không quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh, trong đó tập trung vào thông điệp 2K của Bộ Y tế: khẩu trang, khử khuẩn, thông điệp “2K+vắc xin+thuốc+điều trị-công nghệ ý thức người dân" và thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. (6). Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè, dịch COVID- 19; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, các ban, ngành, đoàn thể liên quan tuyên truyền sâu rộng về các biện pháp phòng, chống dịch; tiêm vắc xin phòng COVID. 19 nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao; các biện pháp phòng, chống dịch và dự phòng cá nhân; chỉ đạo kịp thời cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng; định hướng truyền thông về phòng, chống dịch COVID- 19, dịch bệnh mùa hè. Triển khai các chiến dịch tổng vệ sinh môi trưởng cơ quan, nơi công cộng, khu dân cư và tại mỗi gia đình đảm bảo môi trường sạch, đẹp để dịch bệnh không có điều kiện phát sinh, phát triển.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngoài sự tích cực của ngành Y tế, Giáo dục và các ban, ngành, địa phương, người dân trên địa bàn cần chủ động, ý thức trong công tác phòng bệnh, thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm dinh dưỡng, rửa tay bằng xà phòng và đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, không để lây lan thành dịch trong cộng đồng./.
Kim Anh