Bạn quan tâm nhất thông tin gì?
Đang online: 95
Tổng số truy cập: 8769961

An toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng tránh
Ngày đăng 17/01/2018 | 00:00  | Lượt xem: 738

Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia,... 

Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia,... 

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm khi  ăn hoặc uống phải thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường có biểu hiện triệu chứng như: Nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng,...

I. Nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp 3 nhóm chính sau:
1. Nguyên nhân do vi sinh vật: 
Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
2. Nguyên nhân do hóa học: 
- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc. Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu,….
- Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
3. Nguyên nhân do vật lý thường ít gặp như: những mảnh sạn, mảnh thủy tinh,…có lẫn trong thức ăn.
 
 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
 
II. Các biện pháp phòng chống.
1. Chọn thực phẩm an toàn; thực hiện ăn chín, uống sôi; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; 
2. Không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp),… so với ban đầu.
3. Chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; Vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu,…    
  Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, khi sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.
Trung tâm y tế quận Bắc Từ Liêm