Bạn quan tâm nhất thông tin gì?
User Online: 79
Total visited: 8818335

xã hội xã hội

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và một số biện pháp phòng, chống lây nhiễm cúm gia cầm
Publish date 16/03/2017 | 00:00  | View Count: 428

(BTLP)Bệnh cúm A là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm tuýp A, chủng H5N1, H7N9 gây ra với các triệu chứng: sốt 38°C trở lên, ho khó thở liên tục, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

(BTLP)Bệnh cúm A là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm tuýp A, chủng H5N1, H7N9 gây ra với các triệu chứng: sốt 38°C trở lên, ho khó thở liên tục, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Virus cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9) có rất nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm. Cả 02 loại virus cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9) đều có nguồn gốc mầm bệnh từ gia cầm.

Hiện nay bệnh cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và bệnh diễn biến rất nhanh, nguy hiểm khó lường, tỷ lệ tử vong cao.

Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm từ  sang người, đề nghị Nhân dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

- Không ăn tiết canh gia cầm, gia súc hoặc động vật hoang dại;

- Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị bệnh. Không ăn trứng, thịt gia cầm khi chưa nấu chín hoàn toàn;

- Không giết mổ, ăn thịt, gia cầm ốm, chết;

- Không bán chạy đàn gia cầm khi phát hiện có gia cầm bệnh, chết trong đàn. Thông báo ngay cho chính quyền, cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý đúng chuyên môn;

- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, nên có hai thớt để thái thịt sống và thái thịt chín;

- Đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm;  

- Nuôi gia cầm xa nơi ở và vệ sinh chuồng trại 1 lần/ tuần với vôi bột hoặc phun dung dịch Cloramin. Không nên tiếp xúc với gia cầm khi không cần thiết. (Không có gì bảo đảm gia cầm nào là an toàn khi chưa qua kiểm dịch nên không được chủ quan);

- Hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi chúng còn khỏe. Không chơi cạnh chuồng gia cầm, khu vực chăn nuôi gia cầm;

- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh;

- Theo dõi thông tin về đại dịch cúm trên ti vi, mạng thông tin đại chúng hoặc gọi điện cho đường dây nóng để biết thông tin mới;

- Khi mắc bệnh cảm cúm, nếu thấy đau ngực, khó thở cần đến ngay bệnh viện để khám và chữa bệnh sớm;

- Tuân thủ nghiêm túc những hướng dẫn của chính quyền và Y tế địa phương;

- Những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, đi du lịch những vùng có dịch cúm gia cầm về phải quan tâm chú ý khi có hiện tượng sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay bệnh viện để khám và chữa bệnh sớm. Những người có tiếp xúc với người bệnh này phải tự nguyện khai báo để được theo dõi và thực hiện phòng chống dịch./.

Phòng Kinh tế Quận sưu tầm