PHÁP LUẬT
Ngày 13/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính - Luật số 67/2020/QH14 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022). Theo đó, nhiều nội dung cơ bản, quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm thể chế kịp thời, đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cơ bản khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin phép đề cập đến một số điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung khác so với Luật xử lý VPHC năm 2012, cụ thể như sau:
Nội dung | Luật sửa đổi, bổ sung Luật xử lý VPHC năm 2020 | Luật xử lý VPHC năm 2012 |
Thời hiệu xử phạt VPHC | Bổ sung thêm một số lĩnh vực xử phạt VPHC áp dụng thời hiệu 02 năm gồm: vi phạm hành chính về hóa đơn; thủy sản; lâm nghiệp; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung) | Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý VPHC năm 2012 không quy định. |
Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với cá nhân | - Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực:
+ Giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội: đến 75.000.000;
+ Cơ yếu; Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; Giáo dục: đến 75.000.000 đồng;
+ Điện lực: đến 100.000.000đồng
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: đến 200.000.000 đồng
+ Thủy lợi, Báo chí: đến 250.000.000 đồng
+ Kinh doanh bất động sản: đến 500.000.000 đồng
- Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực như: Đối ngoại, cứu nạn, cứu hộ, an ninh mang, an toàn thông tin mạng, kiểm toán Nhà nước, cản trở hoạt động tố tụng; bảo hiểm thất nghiệp, sở hữu trí tuệ, tôn giáo.(điểm a khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung); | Quy định tại Điều 24 Luật xử lý VPHC năm 2012: + Giao thông đường bộ; phòng chống tệ nạn xã hội: đến 40.000.000 đồng (điểm b, khoản 1 Điều 24) + Cơ yếu; Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; Giáo dục: đến 50.000.000 đồng (điểm c, khoản 1 Điều 24) + Điện lực: đến 50.000.000 đồng (điểm c, khoản 1 Điều 24) + Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: đến 100.000.000 đồng (điểm đ, khoản 1 Điều 24) + Thủy lợi, Báo chí: đến 100.000.000 đồng (điểm đ, khoản 1 Điều 24) + Kinh doanh bất động sản: đến 150.000.000 đồng (điểm e, khoản 1 Điều 24) - Không quy định. |
Thẩm quyền xử phạt VPHC | - Tăng thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Công an cấp tỉnh: Lên đến 100.000.000 đồng. (điểm b khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung)
- Bãi bỏ một số chức danh có thẩm quyền xử phạt theo Luật xử lý VPHC hiện hành như: Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục trưởng Cục dự trữ khu vực, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, Trưởng ban thi đua khen thưởng Trung ương; một số chức danh trong lực lượng Công an nhân dân. - Bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt: Kiểm ngư viên, trạm trưởng trạm kiểm ngư thuộc Chi cục kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục kiểm ngư(Khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung); Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia(khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung); trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng(khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung); một số chức danh trong lực lượng công an nhân dân; Bộ đội biên phòng, quản lý thị trường (khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung). | - Thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện: không quá 50.000.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 38 Luật) - Thẩm quyền phạt tiền của Giám đốc Công an cấp tỉnh: không quá 50.000.000 đồng (điểm c khoản 5 Điều 39 Luật) |
Lập biên bản VPHC | - Bổ sung địa điểm lập biên bản VPHC: phải được lập tại nơi xảy ra có hành vi vi phạm hành chính. Nếu lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.(khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung) - Sửa đổi, bổ sung đối với trường hợp đối tượng vi phạm hành chính không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến.(khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung)
- Quy định về thời gian đối với trường hợp VPHC không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản: “trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.” (khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung)
- Bổ sung cách giải quyết đối với Biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung (khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung) | - Tại khoản 2 Điều 58 Luật không quy định cụ thể.
- Khoản 2 Điều 58 của Luật “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.” - Khoản 3 Điều 58 Luật quy định “trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”
- Không quy định
|
Giải trình | - Bổ sung trường hợp cá nhân, tổ chức VPHC không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn theo quy định lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt VPHC có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. (khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung) | - Không quy định |
Thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC | - Thay đổi cách tính thời hạn ra Quyết định xử phạt VPHC từ “ngày” sang “ngày làm việc”. Cụ thể: “….thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính…” (khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung)
- Bổ sung thời hạn ra Quyết định XPVPHC trong trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền: “..vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này” | - Khoản 1 Điều 66 Luật quy định “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính…”
- Không quy định. |
Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt VPHC | - Bỏ điều kiện“việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt” và quy định cụ thể về hình thức giao quyền, cụ thể như sau: “Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định” (Khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung)
- Bổ sung quy định về thời hiệu thi hành Quyết định cưỡng chế: “Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.”;” (Khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung) | - Khoản 2 Điều 87 Luật quy định: “…Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.” - Tại Điều 88 Luật xử lý VPHC năm 2012 không quy định. |
Xử lý tang vật phương tiện VPHC bị tịch thu | Bãi bỏ (Khoản 75 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung) | Điều 82 |
Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng là một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, liên quan đời sống hàng ngày của nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Do đó, cần phải được tổ chức phổ biến, quán triệt và thực hiện một cách hiệu quả Luật, đặc biệt là những điểm mới, những thay đổi của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC so với Luật hiện hành, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương hành chính; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay./.
Thanh Vân