Kinh tế Kinh tế

Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI
Publish date 17/06/2021 | 14:25  | View Count: 2665

Xem với cỡ chữ Đọc bài viết

SRI là phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường sinh thái, giảm chi phí đầu vào như giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới, trong khi đó năng suất lại tăng, từ đó tăng hiệu quả kinh tế so với phương pháp sản xuất lúa truyền thống.

Quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là một tiến bộ kỹ thuật, được nhiều tỉnh áp dụng rất thành công trên diện rộng. Quy trình thâm canh lúa cải tiến có nhiều ưu điểm: tiết kiệm được giống (60-80%); tiết kiệm được nước tưới (40-50%); giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật (50-100%); tăng năng suất (10-30%); cải thiện đáng kể thành phần cơ giới của đất.

Để lúa mùa đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, UBND quận Bắc Từ Liêm hướng dẫn nhân dân áp dụng kỹ thuật canh tác cải tiến trong sản xuất lúa như sau:

        1. Cấy mạ non và xúc mạ để cấy: Cấy khi mạ có từ 2,5 -4 lá. Cấy mạ non lúa sẽ đẻ nhánh sớm và đẻ bông hữu hiệu cao; cấy nông tay để lúa không bị nghẹt rễ, nhanh hồi xanh.

        2. Cấy thưa với mật độ 20-35 khóm/m2, cấy 1 dành/khóm: sẽ nhận được nhiều ánh sáng quang hợp tốt, lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế được sâu bệnh.

          3. Quản lý nước:

  • Giữ nước lần 1: Luôn giữ mực nước trên mặt ruộng 2-2,5cm từ khi cấy đến sau bón phân thúc lần 1 từ 3-4 ngày.
  • Rút nước lần 1: Sau khi bón phân thúc lần 1 từ 3-4 ngày tiến hành tháo cạn hết nước trên ruộng, có thể để ruộng tự cạn (ruộng chỉ hơi lún đất). Để cạn đến khi bắt đầu phân hóa đòng.
  • Giữ nước lần 2: Khi lúa phân hóa đòng tiến hành tưới nước để bón thúc phân Kali và luôn giữ mực nước trên mặt ruộng 2-3cm đến khi lúa chín sáp.
  • Rút nước lần 2: Từ khi lúa chín sáp đến thu hoạch.
  1. Làm cỏ sớm và làm cỏ sục bùn: tạo độ thông thoáng khí, giảm khí độc, tăng khí oxy, hạn chế bệnh nghẹt rễ. Cần làm cỏ bằng biện pháp thủ công.
  2. Bón phân hữu cơ, bón phân cân đối, bón đủ phân:

         Bón lót: 100% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh; 100% phân lân trước bừa lần cuối, 30% lượng phân đạm.

  • Bón thúc lần 1 (sau khi cấy 8-10 ngày): 50%  lượng Kaliclorua, 50% lượng phân đạm.
  • Bón thúc lần 2 (sau khi cấy 32-35 ngày): 50% lượng Kaliclorua, 20% lượng phân đạm.

      Tuy nhiên: cần căn cứ vào chân đất và sinh trưởng của cây lúa để quyết định lượng đạm bón cụ thể và có bón thúc thêm đạm lần 2 hay không. Bón đảm giảm ở chân ruộng trũng, bón tăng ở chân đất cao từ 10-20%. Trong vụ mùa bạc lá nhiều nên giảm bón đạm, đất chua cần bón lót vôi, lân để trung hòa đất chua. Không bón thừa đạm, bón lai rai để hạn chế sâu bệnh.

  1. Phòng trừ dịch hại: Thăm đồng thường xuyên làm cỏ – trừ cỏ kịp thời, phòng trừ sâu bệnh theo kết quả phân tích đồng ruộng và chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng gây hại./.

Kim Thoa